FSC (viết tắt Forest Stewardship Council) – Hội đồng quản lý rừng quốc tế - được thành lập từ năm 1993 là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế thực hiện nhiệm vụ quản lý và kiểm soát việc khai thác rừng bền vững. Thời gian qua, FSC đã góp phần không nhỏ trong công tác bảo vệ rừng nói riêng và môi trường nói chung. FSC có mặt tại hơn 50 quốc gia với hơn 850 thành viên là các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp,…
Các tiêu chuẩn FSC đưa ra rất khắt khe, gồm có 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí do FSC quy định.
10 nguyên tắc của tiêu chuẩn FSC
Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững FSC được xây dựng với bộ 10 nguyên tắc.
Nguyên tắc 1: Tuân thủ pháp luật và các quy định của tổ chức FSC
Nguyên tắc 2: Tuân thủ quyền và nghĩa vụ với việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng
Nguyên tắc 3: Tuân thủ quyền và lợi ích của người bản địa sinh sống
Nguyên tắc 4: Tuân thủ các mối quan hệ và lợi ích của người lao động
Nguyên tắc 5: Đảm bảo được các lợi ích từ nguồn tài nguyên rừng
Nguyên tắc 6: Đảm bảo kiểm soát được tác động đến môi trường sống
Nguyên tắc 7: Phải có kế hoạch giám sát và quản lý cụ thể
Nguyên tắc 8: Thực hiện việc giám sát và đánh giá thường xuyên
Nguyên tắc 9: Bảo tồn những cánh rừng có giá trị cao
Nguyên tắc 10: Bảo vệ các cánh rừng đang được nuôi trồng.
Mục đích của tiêu chuẩn FSC
Tiêu chuẩn FSC được xây dựng với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành, đem đến những giải pháp, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tốt việc quản lý và kiểm soát hoạt động khai thác rừng phù hợp với môi trường, có lợi cho xã hội, các bên liên quan và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất có thể.
Chứng chỉ FSC là chứng chỉ được cấp cho doanh nghiệp sau hoạt động đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn FSC tại doanh nghiệp.
FSC sẽ thừa nhận và ủy quyền cho một tổ chức chứng nhận (bên thứ 3 độc lập) thực hiện quản lý và cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn FSC.
Việc đạt được chứng nhận FSC là rất cần thiết với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ, bởi nguồn nguyên liệu gỗ FSC đem lại nhiều lợi ích hơn và có giá trị hơn.
4 lợi ích khi được cấp chứng chỉ gỗ FSC
Lợi ích về kinh tế: Chứng nhận FSC hướng dẫn sử dụng nguồn nguyên liệu rừng một cách hợp lý, giúp giảm thiểu lãng phí từ các nguồn tài nguyên rừng. Khi sản phẩm được gắn nhãn FSC đem lại giá trị kinh tế cao hơn so với sản phẩm thường cùng loại cao hơn từ 20 – 30%. Làm tăng giá trị của những mặt hàng và sản phẩm được công nhận bởi chứng chỉ FSC.
Lợi ích về thương hiệu doanh nghiệp: Nguồn nguyên liệu đầu vào khi được chứng nhận FSC sẽ giúp thương hiệu sản phẩm đó được nâng tầm. Doanh nghiệp có thể truyền thông cho các sản phẩm của mình bằng cách sử dụng FSC.
Sản phẩm làm từ nguồn nguyên liệu gỗ FSC được quyền sử dụng nhãn FSC và dấu chứng nhận FSC
Lợi ích về môi trường: FSC có những nguyên tắc khắt khe vì nó giúp bảo vệ môi trường cũng như hệ sinh thái trong tự nhiên một cách đặc biệt, không chỉ nguồn gỗ rừng mà bao gồm cả không khí và nguồn nước. Hoạt động kêu gọi không sử dụng chất atrazine trong thuốc diệt cỏ là một ví dụ, vì nó ảnh hưởng đến bầu không khí và nguồn nước.
Lợi ích về xã hội: Rừng được xem là một nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, có giá trị cho sự phát triển kinh tế xã hội. Hội đồng Quản lý Rừng (The Forest Stewardship Council – FSC) thể hiện trách nhiệm của tổ chức này đối với xã hội là một tổ chức có trách nhiệm với đời sống của con người.
Đối tượng cần có chứng nhận FSC gồm:
- Đơn vị chuyên khai thác và thu mua nguyên liệu gỗ
- Đơn vị chuyên sơ chế gỗ thành phẩm và bán gỗ thành phẩm
- Đơn vị chuyên tinh chế các sản phẩm gỗ
- Đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm gỗ