icon Zalo icon Trang chủ

Công ty Dương Hiếu (DHM) tham dự Hội thảo giới thiệu công nghệ tiên tiến của ngành thép

Ngô Minh Ngọc   |   Ngày đăng: 10/05/2017

Đại lý thép xây dựng Long Thịnh Phát và Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty TNHH AEP Asia đồng tổ chức thành công “Hội Thảo giới thiệu các công nghệ tiên tiến cho ngành thép 2017” tại Grand Hotel Sài Gòn vừa qua tại Hà Nội.

Hội thảo đã thu hút hơn 120 khách mời tham dự bao gồm các Đại biểu, Ban lãnh đạo, Ban kĩ thuật đến từ hơn 40 công ty và các đại lý thép số 1 tại Việt Nam. Trong đó có:

- Đại diện của CTCP Thương mại & Khai thác Khoáng sản Dương Hiếu: Ông Trần Thanh Tùng – Phó Chủ Tịch HĐQT, Phó Tổng Giám Đốc.

- Đại diện của Tổng Công Ty Thép Việt Nam: Ông Nguyễn Trọng Khôi – Phó Tổng Giám Đốc.

- Đại diện của công ty TNHH AEP Asia: ông Benard Jubre – Giám Đốc.

ông Trần Thanh Tùng - Đại diện của CTCP Thương mại & Khai thác Khoáng sản Dương Hiếu phát biểu tại Hội thảo

08 (tám) nhà cung cấp hàng đầu thế giới đã giới thiệu và thảo luận về những thiết bị và công nghệ mới nhất cho ngành sản xuất thép, những công cụ tối đa hóa lợi nhuận, thị phần kinh doanh. Các thiết bị linh hoạt, tiết kiệm chi phí hoạt động bằng cách tăng chất lượng, giá trị của sản phẩm và thân thiện với môi trường.

Hội thảo giới thiệu ngành thép xây dựng đầu năm 2017 diễn ra tốt đẹp

Các khách mời đến tham dự đã đánh giá rất cao nội dung buổi hội thảo và đã có những thảo luận, trao đổi với đại diện các hãng mà khách hàng quan tâm như các sản phẩm và thiết bị quan trọng trong việc nâng cấp, cải tạo, lắp đặt mới các dây chuyền cán thép và luyện thép, dây chuyền Tôn mạ kẽm mạ màu, các thiết bị băm phế liệu, máy phân loại làm sạch phế liệu, máy cung cấp ôxy cho lò EAF trong công nghệ luyện thép, thiết bị Robot đẩy phế liệu và làm sạch cửa xỉ lò EAF, công nghệ cán 3 trục với các sản phẩm yêu cầu chất lượng cao, thiết bị tinh chỉnh và hoàn thiện ống và thanh kim loại.

Cuộc hội thảo sôi nổi tiếp tục bàn bạc tiếp đến tình hình phát triển ngành sắt thép xây dựng hiện nay để vững bước tiến tới phát triển ngành thép trong năm 2017.

Dư địa phát triển ngành thép còn rất lớn

Theo ông Khổng Phan Đức – Tổng giám đốc của VietinbankSc, ngành thép Việt Nam tuy có quy mô nhỏ nhưng vẫn có những lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Cụ thể, chi phí sản xuất thép tại Việt Nam tương đối cạnh tranh khi so với các nước trong khu vực và chỉ thua Trung Quốc. Năm 2016, ngành thép đã xuất khẩu được 3,6 triệu tấn sản phẩm cuối cùng.

Tại Việt Nam, dư địa phát triển ngành thép còn rất lớn do nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng ở các thành phố và khu vực ngoại ô. Lượng thép tiêu thụ/đầu người năm 2016 mới chỉ đạt 240 kg, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (262,7 kg), Malaysia (336,1 kg), Đài Loan (837,1) hay Nhật Bản (531,7 kg).

“Vấn đề của các doanh nghiệp trong ngành là nên mở rộng, khai thác điểm khuyết trong chuỗi giá trị để tạo giá trị gia tăng. Ví dụ như phân khúc HRC. Hiện tại trong nước HRC phải nhập khẩu 100%. Nếu như doanh nghiệp làm ống có thể tiến tới sản xuất được HRC, tiềm năng tăng trưởng sẽ rất rộng mở.” – ông Đức nhấn mạnh.

Nhưng doanh nghiệp thép có thể tận dụng cơ hội như thế nào?

Với tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp sản xuất thép Việt Nam vẫn được dự báo ở mức 15% trong giai đoạn 5 năm tới, ông Đặng Trần Hải Đăng cho rằng, cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp thép Việt vẫn còn rất tốt nếu tìm được hướng đi phù hợp, 3 trong số đó là:

(1) Tối ưu hóa quy mô sản xuất với quy trình sản xuất khép kín.

Có thể nói Hòa Phát là một ví dụ điển hình cho việc phát triển theo hướng đi này và trụ vững trong giai đoạn khó khăn của ngành thép thời gian qua. Việc tổ chức quy trình sản xuất khép kín sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết giảm tối đa chi phí sản xuất. Nhờ đó, sản phẩm tạo ra có khả năng cạnh tranh cao về giá, kể cả so với sản phẩm nhập khẩu. Bên cạnh đó, với chu trình sản xuất khép kín cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp quản lý, đảm bảo chất lượng sản phẩm ở từng khâu sản xuất chặt chẽ hơn.

(2) Khai thác những khâu còn khuyết trong chuỗi giá trị ngành.

Ông Đăng cho rằng doanh nghiệp nếu nghiên cứu đầu tư kỹ lưỡng, bài bản vào các sản phẩm Việt Nam chưa sản xuất được như phôi dẹt, thép cuộn cán nóng, hay các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như thép cơ khí chế tạo sẽ có tiềm năng phát triển rất lớn.

(3) Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tốt và biên lợi nhuận cao như ống thép, tôn mạ

Hiện nay năng lực sản xuất của công nghiệp thép Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu trong nước về thép xây dựng, ống thép, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu. Do đó, việc khai thác thị trường xuất khẩu là rất cần thiết để mở rộng dư địa tăng trưởng của doanh nghiệp.

Theo thống kê của Hiệp hội thép Thế giới, ngoài bán thành phẩm, các sản phẩm gia công sau cán như tôn mạ, ống thép là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu thép toàn cầu. Và hiện nay, tôn mạ kim loại cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm 33% (tương ứng với hơn 1.3 triệu tấn) trong cơ cấu xuất khẩu thép năm 2016 (VSA). Bên cạnh đó, nguyên liệu thép sản xuất que hàn có biên lợi nhuận gộp cao, ở mức 20% vẫn đa số phải nhập khẩu.

Ông Đăng đánh giá, đây đều là những phân khúc còn tiềm năng tăng trưởng tốt cho các doanh nghiệp thép Việt.

Theo Tạp chí Công thương